K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm)   Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu văn sau: Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh? Bài đọc:        (1) Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)  

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu văn sau: Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

Bài đọc:

       (1) Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua.

       (2) Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương thơm của cây cỏ, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn thuở đang dâng lên ngào ngạt. Chúng ta mỉm cười và cất tiếng chào thân ái ngày mới với một ai đó bên cạnh mình. Thế nhưng, khoảnh khắc diệu kì ấy trong đời sống thế gian lại luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra.

       (3) Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Những lời thù hận vẫn hiện lên trên những tờ báo phát hành buổi sáng ở đâu đấy, hiện lên trong giọng nói của chính con người trên một hệ thống phát thanh, hiện lên trong một toà nhà nào đấy vốn tôn nghiêm và hiện lên trong cả ngôi nhà giản dị mà đêm qua chúng ta đã từng thì thào hạnh phúc. Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đôi mắt con người.

       (4) Tại sao những khoảnh khắc kì diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

(Trích Cần một ngày hoà giải để yêu thương, theo http://vietnamnet.vn, ngày 07/09/2010)

2
14 tháng 12 2023

loading...  

15 tháng 12 2023

 - Nghĩa tường minh: chúng ta biến thế gian thành một nơi của sự máu chảy, sự hận thù, sự bạo lực và của sự lạnh giá

 - Nghĩa hàm ẩn: thế giới đã trở thành nơi có máu chảy thành sông, sự hận thù đến tận xương tuỷ, sự bạo lực tràn lan, sự lạnh giá trong tim của mỗi con người trên thế giới trở nên vô đáy và gần như không có hồi kết.Tất cả những sự u ám này đều do tham vọng và sự tăng cường dân số mạnh mẽ đẫ gây nên chiến tranh tan khốc khiến thương vong liên tiếp xảy ra càng khiến nơi từng rất trong lành và tươi đẹp, nhiều sức sống trở thành những vùng đất ô nhiễm, cằn cỗi và trần ngập sự u ám

26 tháng 10 2021

Câu : viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát này có nghĩa là: khuyên chúng ta nên tha thứ cho người khác vì khi viết lên cát, gió sẽ thổi bay cát đi cùng với sự tha thứ. Còn câu : khắc ghi những ân nghĩa lên đá có nghĩa là khi chúng ta khắc lên đá, gió không thể thổi đi được. Chuyện ân nghĩa đó chúng ta sẽ không bao giờ quên cả.

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt...
Đọc tiếp

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục ViệtNam )

Cho biết hàm ý trong câu văn: “Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” (0,5 điểm)

1
26 tháng 10 2021

âu 2(0.5 điểm): Ghi lại một câu phủ định có trong văn bản trên?

→ Trong chuyến đi,giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận,và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia.

→Cảm thấy bị xúc phạm,anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ."

→Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá,trong lòng người"

⇒Bạn có thể tùy chọn và ghi.Cách nhận biết: Câu phủ định là câu có các từ phủ định như: không,chẳng phải,không phải,...

Câu 3(1.0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn cuối văn bản ?

→Trong văn bản trên,câu văn cuối"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”đã thể hiện được ý nghĩa của toàn đoạn văn.Câu văn đã nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống,không nên quá ích kỉ,chấp nhặt những việc cỏn con,hãy để nó trôi đi trong yên bình.Và hãy luôn ghi nhớ,khắc sâu những ân nghĩa,những người đã giúp đỡ ta,giữ trọn trong trái tim.Qua đó,tác giả khuyên ta hãy biết sống đúng cách,suy nghĩ một cách tích cực,hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a) Cụm từ được đảo ngữ “Đã tan tác, đã sáng lại” 

Tác dụng: nhấn mạnh hòa bình mà nhân dân ta đã giành lại được sau những năm tháng chiến đấu oanh liệt với kẻ thù xâm lược

b) Biện pháp tu từ :

- Điệp ngữ :

+ Của chúng ta

+ Những

Tác dụng : Nhằm khẳng định rằng những sự vật là của chúng ta, tất cả thuộc quyền sở hữu của chúng ta

- Nhân hóa :

+ Những buổi ngày xưa vọng nói về

Tác dụng : Nhằm làm nổi bật những buổi nhớ về ngày xưa của tác giả. Qua đó, nhằm nói lên tình yêu thương của tác giả đối với quê hương

c) Biện pháp tu từ nhân hóa

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ con người căm thù bọn giặc mà những sự vật vô chi vô giác khi có giặc cũng vùng Lên chiến đấu như con người

d) Đảo ngữ

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh người lính trọc đầu.

9 tháng 3 2023

     Nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” của tác giả là đúng đắn. Tự nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó với nhau không thể tách rời, hai đối tượng có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tự nhiên là nơi con người cư trú, nơi con người khám phá, học hỏi, thỏa mãn cái sự hiếu kì bẩm sinh của mình. Con người không thể sống mà thiếu tự nhiên cũng như con người không thể sống mà không có nhà – nơi để ở. Vì vậy, tôi đồng ý với nhận định của tác giả.

9 tháng 1 2019

- Tìm trường từ vựng ( Tắm , bể)

- Đặt câu với 2 trường từ vựng tìm được. ( học sinh tự làm)

Câu 1: Nêu định nghĩa về các biện pháp tu từ, và lấy ví dụ để minh hoạSo sánhNhân hoáHoán dụẨn dụLiệt kêĐiệp ngữCâu2: Nêu các thành phần chính của câu, và xác định các thành phần chính trong câu sau:   Chiều nay, lớp chúng ta lao động Câu 3: Đọc đoạn thơ  sau và thực hiện các yêu cầu:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.                           ...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu định nghĩa về các biện pháp tu từ, và lấy ví dụ để minh hoạ
So sánh
Nhân hoá
Hoán dụ
Ẩn dụ
Liệt kê
Điệp ngữ
Câu2: Nêu các thành phần chính của câu, và xác định các thành phần chính trong câu sau:
   Chiều nay, lớp chúng ta lao động 
Câu 3: Đọc đoạn thơ  sau và thực hiện các yêu cầu:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
                                    (Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Chỉ ra 02 từ ghép trong đoạn  thơ.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ.
Câu 4:   Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
 “Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở...con trông con chờ.”

Câu 5:    Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…
                                               (Trích  Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)
a. Xác định thể thơ của đoan trích ?Dấu hiệu nhận biết thể thơ đó?
                                
b.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ

                               “ Cả đời buộc bụng thắt lưng
                            Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng ”
c. Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình?
d. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 dòng) trình bày suy nghĩ của em về  đoạn trích trên?

Câu 6: Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
(Ca dao)
a. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào?phương thức biểu đạt.
b. Bài ca dao trên thể  hiện tình cảm gì? 
c. Câu  “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
d. Em hiểu câu ca dao “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” như thế nào? 
đ. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? 

Câu 7: Hãy kể lại mộ truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của em?
Câu 8: Lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng sau lỗi lầm ấy ta rút ra được bài học cuộc sống cho bản thân mình. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm ấy.

 

2
28 tháng 1 2022

So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Ví dụ: Người đẹp như hoa.
 

Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người.
Ví dụ: Chú gà trống nghêu ngao hát.

 

Điệp ngữ: Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Ví dụ:              con chuồn ớt lơ ngơ
              Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai
                        cây hồng trĩu cành sai
              Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim

 

Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác. 
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

 

Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác. 
Ví dụ: Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng

28 tháng 1 2022

-So sánh.là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

-VD.Cô giáo em hiền như cô Tấm

-Nhân hoá.Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của con người cho những sự vật không phải là con người nhằm tăng tính hình tượng,tính biểu cảm của sự diễn đạt.

-VD.gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép quân thù.

-Hoán dụ.Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

-VD.“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh''

-Ẩn dụ.là biện pháp tu từ gợi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó,nhằm tăng khả năng gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt

-VD.“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

-Liệt kê.Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

-VD.“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 

Không giết được em, người con gái anh hùng!”

-Điệp ngữ.Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

-VD.''Học,học nữa,học mãi''